Việt Nam là một ‘thế lực đang lên’ của châu Á, và VFF nên tôn trọng điều đó!

Một nền bóng đá đã góp mặt ở Vòng loại 3 World Cup 2022 và đang nuôi mộng tới World Cup 2026 không thể hài lòng với những đối thủ giao hữu kiểu như Afghanistan hay Sinh viên Hàn Quốc.

Tư duy khác biệt giữa Việt Nam và Thái Lan

Nhìn vào danh sách 10 đối thủ giao hữu gần nhất của đội tuyển Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề. Chỉ Thái Lan và Syria là thuộc đẳng cấp Vòng loại 3 World Cup, 7 cái tên còn lại gồm Afghanistan, Jordan, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore đều chỉ xứng đáng dự Vòng loại 3 Asian Cup.

Curacao là cái tên còn lại trong 10 đối thủ này, và họ cũng là đội mạnh duy nhất và cũng là cái tên duy nhất không thuộc châu Á. Đối thủ này thực tế cũng phải do LĐBĐ Việt Nam (VFF) mời mà là khác của King’s Cup do Thái Lan tổ chức.

Trong 10 đội kể trên, có tới 6 cái tên tới từ Đông Á và Đông Nam Á. Và họ đều là những đội thuộc hạng 2 khu vực. Vì lẽ đó, tuyển Việt Nam khó cải thiện trình độ, không thu được những bài học thực chiến có giá trị cao, không được chạm trán với đẳng cấp bóng đá hàng đầu của châu lục, chứ chưa nói tới thế giới. Những va chạm như với Curacao là điều tuyển Việt Nam hiếm khi có được.

Quang Hải và đồng đội ở đội tuyển Việt Nam cần những đối thủ đẳng cấp hơn nhiều so với Afghanistan

Điều đó khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng khi bước ra thế giới, đụng độ các hệ thống khác biệt cả về thể chất và chiến thuật. Vượt trội hoàn toàn so với vùng địa lý nhỏ hẹp, bị giới hạn bởi lối chơi riêng được quy định bởi thể trạng người Đông, Đông Nam Á. Dĩ nhiên đây là một phần lý do khiến tuyển Việt Nam tráng tay hơn nửa chặng đường Vòng loại 3 World Cup.

Ở chiều ngược lại, danh sách 10 đối thủ giao hữu của Thái Lan ngay lập tức cho thấy tham vọng và vị thế mà Voi Chiến muốn đạt được. Hơn một nửa trong 10 trận giao hữu gần nhất của Thái Lan là trước các đối thủ ở đẳng cấp Vòng loại 3 World Cup, với Oman, Trung Quốc, Việt Nam và Curacao.

Thái Lan cũng đặc biệt xem trọng sự đa dạng khi chạm mặt đủ hết những đại diện từ các khu vực khác nhau của châu Á như Đông, Đông Nam, Nam, Trung, Tây Á. Đó là còn chưa kể 2 trận với ‘quân xanh’ chất lượng Trinidad & Tobago, Curacao và đặc biệt hơn cả là 90 phút đáng giá với đội tuyển từng 2 lần vô địch thế giới Uruguay.

Thái Lan họ không quan trọng thắng thua. Họ không quan tâm đầu tư bao nhiêu tiền. Cái họ cần là những đối thủ giao hữu thực sự đẳng cấp, là những cái tên mạnh hơn họ, là bài học thu về dù có phải nhận những thất bại.

Khác biệt lớn trong tư duy ấy có lẽ là lý do nền bóng đá Thái Lan được đánh giá cao hơn Việt Nam dù chúng ta cũng đã góp mặt tại Vòng loại 3 World Cup như họ.

Vị thế mới, cách làm bóng đá cũng phải đổi khác!

Với U23 Việt Nam, tình hình còn tệ hơn tuyển Việt Nam. Các đối thủ của U23 Việt Nam không chỉ chưa đủ chất lượng mà còn loạn về tính chất. Nếu ĐTQG vẫn được gặp các đội tuyển khác cùng châu lục, U23 Việt Nam đã nhiều lần phải thi đấu với những đội bóng đàn em như U20 Hàn Quốc, đội sinh viên như Sinh viên Hàn Quốc, Sinh viên Nhật Bản, đội CLB mà điển hình là Ulsan Hyundai.

Các đội bóng này không hề yếu, thậm chí còn mạnh hơn U23 Việt Nam. Nhưng sự khác biệt về tính chất khiến họ không thể trở thành đối thủ phù hợp. Nguyên tắc của FIFA Days là các CLB chỉ phải nhả người về cho ĐTQG, còn đội U23 thì không bắt buộc.

Điều đó khiến U23 Việt Nam không bao giờ được gặp phiên bản tốt nhất của các đội bóng này. Đôi bên cũng không có động lực cao nhất để đối đầu nhau. Họ khó lòng trở thành thước đo chính xác cho thực lực ở cả 2 bình diện đội tuyển lẫn CLB.

Quyền chủ tịch Trần Quốc Tuấn và LĐBĐ Việt Nam (VFF) cần phải chọn lọc đối thủ giao hữu chất lượng hơn

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó tài chính có lẽ là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Muốn có những đối thủ mạnh, LĐBĐ chủ nhà phải chi tiền nhiều hơn. Muốn có các trận giao hữu chất lượng, sự đầu tư phải lớn tương xứng. Đẳng cấp khác thì đối thủ phải khác.

Vấn đề lúc này không còn là bóng đá Việt Nam sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho các đối thủ giao hữu, hãy cũng giống như chuyện VFF sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho thầy Park sau khi ông đã giúp nâng tầm bóng đá Việt Nam? Liệu chúng ta có dám cư xử cho đúng với vị thế mới, có sẵn sàng thay đổi phá bỏ giới hạn cũ? Hãy chúng ta sẽ trở về cái vòng luẩn quẩn quen thuộc một thời?

Không phải bóng đá Việt Nam đang trả lương cho thầy Park, không phải chúng ta đang trả tiền cho những trận giao hữu chất lượng. Thứ chúng ta đang trả giá là tham vọng tương xứng với vị thế mới, vị thế của một ‘thế lực đang lên’ ở châu Á, của một nền bóng đá đang hướng tới VCK World Cup 2026.

Theo Bảo Phương/Bóng đá 365

Link gốc: https://bongda365.top/vn/viet-nam-la-mot-the-luc-dang-len-cua-chau-a-d316270.html