Vì sao Tập đoàn Than và Khoáng sản gánh nợ khủng hơn 74.000 tỷ đồng?
Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang gánh khoản nợ khủng hơn 74.000 tỷ đồng (trên 3 tỷ USD), gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu (45.000 tỷ đồng).
VÌ đây TKV nợ khủng?
Đáng nói, theo báo cáo tài chính hợp nhất của TKV công bố tháng 8/2022, hiện TKV đang phải trả lãi vay khá lớn, trong 6 tháng năm 2022, mỗi ngày của tập đoàn này phải trả lãi vay lên đến 6,5 tỷ đồng.
Trong nhóm nợ phải trả 74.400 tỷ đồng của TKV, nợ ngắn hạn là hơn 44.430 tỷ đồng, nợ dài hạn là hơn 30.000 tỷ đồng. Trong nợ phải trả ngắn hạn, TKV đang có khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn lớn nhất với hơn 11.800 tỷ đồng và nợ phải trả cho người bán ngắn hạn 10.137 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản nợ và nợ thuê tài chính dài hạn gấp đôi ngắn hạn, lên đến hơn 26.265 tỷ đồng.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, TKV cho biết 6 tháng đầu tiên chi phí lãi vay phải trả là hơn 1.178 tỷ đồng tiền lãi, bình quân mỗi ngày họ phải trả hơn 6,5 tỷ đồng tiền lãi.
Về lợi nhuận, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng 2022 của TKV là hơn 2.128 tỷ đồng, có tăng 250 tỷ đồng so với 6 tháng 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong 6 tháng qua cũng chỉ đạt 1.646,8 tỷ đồng, tăng hơn 65 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021.
Theo báo cáo hợp nhất của TKV, khoản phải thu khách hàng của tập đoàn này trong 6 tháng năm 2022 đã lên đến hơn 10.100 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm 2022, trong đó con nợ lớn nhất đều là doanh nghiệp nhiệt điện lớn.
Cụ thể, Công ty mua bán điện – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nợ khủng nhất lên đến với 2.900 tỷ đồng, Công ty Thép Formosa (Hà Tĩnh), Công ty TNHH Điện lực AES – TKV Mông Dương hơn 956,2 tỷ đồng, Nhiệt điện Mông Dương hơn 657 tỷ đồng, Nhiệt điện Hải Phòng hơn 481 tỷ đồng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (CTCP Công ty điện lực dầu khí Hà Tĩnh) hơn 428,4 tỷ đồng, Thép Formosa Hà Tĩnh hơn 260,4 tỷ đồng…
Nợ khó đòi, tính đến hết 6 tháng năm 2022 khoản nợ này của TKV rất lớn hơn 270 tỷ đồng, trong khi đó chỉ 7,3 tỷ đồng là khoản nợ khó đòi ngắn hạn 6-12 tháng, còn lại nợ khó đòi từ 1-3 năm là hơn 68 tỷ đồng, khoản nợ khó đòi trên 3 năm là hơn 194 tỷ đồng. Trong khi dự kiến thu hồi về chỉ đạt 37,6 tỷ đồng, trong đó khoản nợ khó đòi trên 3 năm dự kiến chỉ có thể thu hồi được hơn 820 triệu đồng.
Một chi tiết nữa ảnh hưởng đến tài chính của TKV là chi phí quản lý doanh nghiệp rất lớn 2.677 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày TKV bỏ ra hơn 14,8 tỷ đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp.
Như vậy, rõ ràng số nợ lớn của TKS đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các khoản nợ phải trả cho đối tác, nợ tiền thuê tài chính, nợ thuế và tiền lương người lao động.
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước cũng công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2021 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ TKV đang quản lý nợ phải thu, phải trả chưa chặt chẽ, phát sinh nợ đọng, nợ khó đòi.
Năm 2021, còn trường hợp cho khách hàng nợ tiền hàng không đúng quy định theo hợp đồng, dư nợ vượt bảo lãnh thanh toán; chậm hoàn ứng theo quy định của đơn vị. Đáng chú ý, quản lý hàng tồn kho tại TKV còn có trường hợp chưa yêu cầu đơn vị giám định cung cấp các tài liệu thể hiện số lượng mẫu được lấy, sơ đồ lấy mẫu; chưa thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn và đánh giá sai số của thiết bị đo mức tự động tại bể chứa xăng dầu; chưa thực hiện giám định độ ẩm lượng than sau khi nhập về kho, tiềm ẩn rủi ro chất lượng, độ ẩm hàng nhập kho…
Về hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Kiểm toán Nhà nước khẳng định, TKV còn có các trường hợp công suất bình quân thực tế hoạt động của một số phân xưởng sàng tuyển thấp hơn so với công suất thiết kế; hiệu suất sử dụng một số đoàn tàu vận chuyển còn thấp, vòng quay chậm; chi phí xây dựng cơ bản dở dang; một số khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án dừng/không tiếp tục đầu tư từ nhiều năm trước đến nay chưa được xử lý dứt điểm.
Theo An Linh
Link gốc: https://danviet.vn/vi-sao-tap-doan-than-va-khoang-san-ganh-no-khung-hon-74000-ty-dong-20230216134630276.htm