Nghệ An: Sẽ ban hành Chỉ thị đối với công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản

Là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, Nghệ An có tiềm lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý KS còn nhiều hạn chế, vi phạm pháp luật trong hoạt động, khai thác, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên.

0

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa có ý kiến vào dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Để phát huy trách nhiệm cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến về tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản, dự thảo Chỉ thị đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về khoáng sản đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong hoạt động khoáng sản, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp, chính quyền, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, công tác quản lý khoáng sản là một nội dung nhạy cảm, phát sinh nhiều vấn đề trong quản lý điều hành của tỉnh và được dư luận rất quan tâm.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh cho phù hợp với các quy định mới của Trung ương và tình hình thực tế. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, thất thoát, theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập, triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động khoáng sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; bảo đảm nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư và nhu cầu của nhân dân; hạn chế tối đa việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại khoáng sản khác ngoài khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác…

Phát biểu góp ý, trên cơ sở kết quả giám sát của HĐND tỉnh về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Nam Đình – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đánh giá, Đề án của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và dự thảo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản tiếp thu kiến nghị của Đoàn Giám sát HĐND tỉnh.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An cho rằng cần bổ sung vào giải pháp thực hiện là cần rà soát, xây dựng được cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong quá trình rà soát quy hoạch khoáng sản Nghệ An; từ đó có lộ trình trong việc quản lý hoạt động này phù hợp hơn, đặc biệt là cần chỉ rõ được trữ lượng các loại khoáng sản dạng không tái tạo chưa cần thiết khai thác cần để lại phục vụ lâu dài; trước mắt chỉ nên đưa vào khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường…

Là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, Nghệ An có tiềm lực để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý KS còn nhiều hạn chế, vi phạm pháp luật trong hoạt động, khai thác, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên.

Phát biểu kết luận nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh, công tác quản lý khoáng sản là một nội dung nhạy cảm, phát sinh nhiều vấn đề trong quản lý điều hành của tỉnh và được dư luận rất quan tâm.

Ông Thái Thanh Quý đề nghị cần bổ sung vào dự thảo chế tài xử lý trong thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm; bổ sung, nhận định, đánh giá, xử lý thể hiện quan điểm mạnh hơn đối với người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý khoáng sản không hoàn thành nhiệm vụ.

Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ nghe kết quả thực hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện sau khi Chỉ thị được ban hành.

Theo Thục Anh

Link gốc: https://www.moitruongvadothi.vn/nghe-an-se-ban-hanh-chi-thi-doi-voi-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-khoang-san-a116608.html