“Chiêu trò” qua các kỳ đại hội VFF

Bóng đá hấp dẫn, lôi cuốn người hâm mộ thể thao thế nào thì cuộc chiến nơi hậu trường Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xoay quanh các vị trí trong nhóm lãnh đạo cấp cao và BCH cũng nóng bỏng như vậy. Cho dù đây là những cuộc trạnh canh ngầm, chỉ giới trong cuộc mới nhìn rõ.

0

Năm 2013, giới hâm mộ bóng đá Việt Nam được một lần mãn nhãn chứng kiến một ông lớn Ngoại hạng Anh là Arsenal phô diễn sức mạnh trước đội tuyển Việt Nam. Trận đấu diễn ra trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình thực sự là kỷ niệm mạnh với các tuyển thủ và cả các tín đồ túc cầu giáo.

Sức hút của Arsenal với nhiều hảo thủ dưới sự dẫn dắt của “Giáo sư” Arsene Wenger đã đẩy giá vé chợ đen lên cao ngất ngưởng nhưng vẫn đắt hàng. Khỏi phải nói sự sung sướng của giới hâm mộ Việt Nam tới cỡ nào, đặc biệt các fan của “Pháo thủ”.

Thương vụ đưa Arsenal sang Việt Nam được giới trong cuộc bình luận là pha ghi điểm đẹp mắt của “liên quân” HAGL-Eximbank trước thềm đại hội 7 VFF. Đó có thể ví như pha “chốt hạ” của một chuỗi vận động, đem lại chiến thắng cho ông Lê Hùng Dũng-Phó chủ tịch tài chính VFF thời điểm trên và bầu Đức. Ông Lê Hùng Dũng sau đó đắc cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 7 và không ai khác, bầu Đức thế vị trí Phó chủ tịch tài chính do ông Dũng để lại một cách thuyết phục.

Bóng đá cuốn hút người xem thế nào thì những chiếc ghế lãnh đạo VFF “nóng bỏng” như thế. Các cuộc ganh đua nơi hậu trường mỗi kỳ đại hội luôn diễn ra hết sức kịch tính. Cuộc chiến này ngấm ngầm, không công khai như cuộc chơi trên sân bóng nhưng nhiều thời điểm lại căng thẳng, khốc liệt không kém. Mỗi ứng viên luôn nỗ lực để giành được nhiều phiếu bầu nhất có thể, thông qua các phương thức và thậm chí, cả “chiêu trò”. Nhiều kỳ đại hội VFF căng tới phút cuối, các ứng viên chỉ hơn kém nhau vài phiếu bầu.

Cuộc đua nơi hậu trường VFF luôn nóng bỏng không kém những trận đấu trên sân cỏ

“Chơi” như ông Lê Hùng Dũng nhiệm kỳ 7 được đánh giá là chơi đẹp. Ngoài uy tín cá nhân, ứng viên thể hiện năng lực của mình thông qua những màn vận động công khai, đàng hoàng. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp ứng viên chơi “đòn xấu”, giật dây tấn công đối thủ. Các ứng viên cũng thông qua mọi kênh quan hệ tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức thành viên, hoặc lập “kèo” ủng hộ phiếu bầu cho nhau.

Đại hội 8 là một trường hợp như vậy khi màn đấu đá nơi hậu trường biến thành cuộc tấn công rất dữ trên mặt trận truyền thông. Đây là nguyên nhân khiến ngành thể thao và VFF phải lùi thời gian tổ chức đại hội khá lâu nhằm ổn định nội bộ, đưa ra phương án thích hợp.

Cạnh tranh không lành mạnh ảnh hướng đến bóng đá VN

Đại hội 9, vị trí Chủ tịch chỉ có 1 ứng viên là quyền Chủ tịch Trần Quốc Tuấn nên sức nóng cũng giảm đi nhiều. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh vào chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách truyền thông bỗng đang diễn biến hết sức bất ngờ, với sự ganh đua của 4 ứng viên. Giới bóng đá những ngày qua lại một phen xì xào về những đòn đánh “dưới thắt lưng” nhằm vào Phó chủ tịch Cao Văn Chóng. Người ta không lạ bởi giai đoạn vừa qua, bóng đá Việt Nam gặt hái nhiều thành tựu và trong đó, truyền thông đóng góp vai trò không nhỏ. Không phải ngẫu nhiên, VFF đã thống nhất gửi văn bản đề nghị cơ quan chủ quản của ông Cao Văn Chóng nhằm thông qua việc để ông Chóng tiếp tục tranh cử. Điều này khiến cho ông Cao Văn Chóng trở thành một ứng viên có sức nặng so với các đối thủ cạnh tranh.

Bàn về chuyện này, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Lưu cho rằng, cách cạnh tranh không sòng phẳng có thể gây ảnh hưởng tới bóng đá Việt Nam. Ông Nguyễn Lưu ý nhị ví von chuyện có người giật dây “đánh” đối thủ trước cuộc đua như kiểu “đá xấu” trên sân bóng.

“Trên sân bóng, kẻ yếu thường phải đá xấu để ngăn chặn người mạnh. Đá như vậy có thể thắng nhất thời một trận bóng, nhưng sẽ thua một cuộc chơi dài”-nhà báo Nguyễn Lưu đánh giá. Theo nhà báo Nguyễn Lưu, trong ma trận thông tin như vậy, các thành viên VFF sẽ phải rất tỉnh táo để lựa chọn người có năng lực, tâm huyết khi ra đại hội.

Không phải ngẫu nhiên, VFF đã thống nhất gửi văn bản đề nghị cơ quan chủ quản của ông Cao Văn Chóng nhằm thông qua việc để ông Chóng tiếp tục tranh cử. Điều này khiến cho ông Cao Văn Chóng trở thành một ứng viên có sức nặng so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo Nguyên Phong

 

Link gốc: https://tienphong.vn/chieu-tro-qua-cac-ky-dai-hoi-vff-post1480852.tpo