Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tác động tích cực tới Việt Nam

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - cho biết, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tác động tích cực đến Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tranh thủ thời cơ, tuân thủ theo Nghị định 107 Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

0

Theo ông Cường, Ấn Độ chiếm 40% xuất khẩu gạo thế giới. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo (trừ gạo Basmati), trong bối cảnh El Nino tác động xấu đến sản xuất lúa, gạo toàn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu mua lương thực phục vụ tiêu dùng và tích trữ tăng chắc chắn sẽ kéo giá gạo tăng cao trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Việt Nam là nước xuất khẩu thứ 3 thế giới chịu ảnh hưởng. Việc Ấn Độ dừng xuất khẩu ảnh hưởng tích cực tới Việt Nam”, ông Cường khẳng định.

Về mặt sản xuất, Việt Nam đang ở thời điểm thuận lợi. Kế hoạch sản xuất trên 43 triệu tấn có thể hoàn thành được. Do vậy, nhu cầu an ninh lương thực, chế biến, mục đích tiêu dùng đảm bảo được và xuất khẩu được trên 6,6 tấn gạo.

“Để tranh thủ được thời cơ này, các doanh nghiệp phải thuân thủ theo Nghị định 107 của Chính phủ, đánh giá nguồn cung, nhu cầu thị trường để ký hợp đồng mới. Về lâu dài, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần hợp tác với nông dân, hợp tác xã để xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo đầu ra chất lượng ổn định số lượng, giá cả. Tránh hiện tượng tư tưởng buôn chuyến”, ông Cường cho hay.

Ông Cường chia sẻ thêm, trong lịch sử, năm 2008, gạo Việt Nam xuất khẩu thị trường thế giới lên tới hơn 1.000 USD/tấn. “Mình không biết việc cấm của Ấn Độ là ngắn hạn hay dài hạn. Chúng tôi luôn đảm bảo kế hoạch sản xuất và bám sát thị trường. Mình cố gắng tăng về năng suất, sản lượng”, ông Cường nói.

Hiện tại sản xuất lúa gạo vẫn đang diễn ra bình thường, các nhu cầu phục vụ an ninh lương thực và tiêu dùng nội địa khác vẫn đảm bảo. Đến tháng 5 cả nước đã thu hoạch được hơn 17 triệu tấn lúa, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm nay dự kiến thu hoạch khoảng 43 triệu tấn lúa, vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực, chăn nuôi, chế biến, dự trữ và đảm bảo trên 6,6 triệu tấn gạo xuất khẩu.

Năm tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 367.000 tấn gạo Ấn Độ, ông Cường cho rằng, Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ chủ yếu cho mục đích chăn nuôi, chế biến… Lệnh cấm xuất khẩu gạo, trong đó có loại gạo Việt Nam nhập từ Ấn Độ sẽ có những tác động nhất định, mức độ ảnh hưởng thế nào thì cần có đánh giá sâu hơn.

Hiện nguồn cung lúa gạo vẫn bình thường, lượng gạo xuất khẩu vẫn trong kế hoạch. Do vậy sẽ không có hiện tượng giá gạo trong nước tăng cao do khan hiếm nguồn cung. Việc đảm bảo an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu cầu tiêu dùng nội địa là ưu tiên số 1 của Đảng, Chính phủ.

Theo Ngọc Mai

Link gốc: https://tienphong.vn/an-do-cam-xuat-khau-gao-tac-dong-tich-cuc-toi-viet-nam-post1554273.tpo