Mỹ sẽ rời khỏi NATO nếu ông Trump quay trở lại?
Những bất đồng với châu Âu trước đó có thể sẽ khiến cựu Tổng thống đưa ra hành động quyết liệt.
Các nhà ngoại giao EU quan chức Viện nghiên cứu đã liên hệ với các cộng sự của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để tìm hiểu về việc liệu ông có rút Mỹ khỏi NATO nếu quay trở lại Nhà Trắng hay không, Tờ New York Times cho biết vào ngày 8/12.
Chỉ còn chưa đầy một năm nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang dẫn trước Tổng thống Joe Biden trong hầu hết các cuộc thăm dò.
Trong những tuần gần đây, nhiều quan chức phản đối ông Trump đã cảnh báo rằng NATO sẽ sụp đổ nếu ông Trump giành chiến thắng trong chiến dịch tranh cử tới, điều khiến cả EU lo ngại.
Theo tờ New York Times, đại sứ Phần Lan tại Mỹ, Mikko Hautala được cho là đã liên hệ trực tiếp với ông Trump để cố gắng thuyết phục ứng cử viên này về giá trị của Phần Lan đối với NATO.
Tờ báo này cũng cho biết các quốc gia khác sẽ cố giành được sự ủng hộ của ông Trump thông qua cuộc đàm phán, giao dịch khác nhau.
Dù không đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi NATO, ông Trump đã giành cả nhiệm kỳ tổng thống của mình để chỉ trích việc các thành viên châu Âu của khối này cản trở sự hiện diện quân sự khổng lồ của Washington tại lục địa già, cũng như cáo buộc các quốc gia này không đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của NATO.
Ông Trump đã thẳng thừng chỉ trích việc chi tiêu quân sự của các nhà lãnh đạo châu Âu tại những cuộc họp thượng đỉnh của NATO, đồng thời theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, cựu Tổng thống này đã có ý định rút Mỹ khỏi liên minh quân sự này vào năm 2018.
Tuy nhiên, theo Cựu cố vấn quốc gia Mỹ, Robert O’Brien và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, những mâu thuẫn của ông Trump đối với NATO chỉ là một chiến thuật đàm phán, nhằm mục đích thúc giục các quốc gia châu Âu cam kết nhiều hơn cho khối quân sự này.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, ông Trump cho biết mọi tổng thống Mỹ phải đảm bảo rằng các liên minh của Washington luôn nhằm mục đích bảo vệ người dân nước này, không gây bất lợi cho lợi ích nước Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng ưu tiên cao nhất là bảo vệ đất nước, biên giới, các giá trị quan trọng và người dân nước Mỹ.
Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với quan điểm từ lâu của ông Trump về việc quân đội Mỹ không nên được huy động để đảm bảo trật tự thế giới. Khi Mỹ tiến hành các cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan, Iraq và Syria, ông Trump đã có ý định rút quân đội của mình khỏi ba quốc gia này ngay sau đó, cũng như là tổng thống Mỹ duy nhất trong lịch sử hiện đại không tham gia vào một cuộc chiến tranh nước ngoài mới.
Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Marc Esper cho biết rằng việc không can thiệp trên của ông Trump có thể sẽ khiến NATO gặp khó. Ông nhận định rằng nếu vị cựu tổng thống này rút hỗ trợ quân sự dành cho Ukraine, nước này sẽ hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến với Nga, cũng như NATO có thể sụp đổ nếu Mỹ rút quân khỏi châu Âu.
Ông Trump đã nhiều lần đưa ra cam kết về việc chấm dứt xung đột quân sự tại Ukraine nếu tái đắc cử, cũng như từng ám chỉ về việc cắt đứt nguồn viện trợ cho Kiev nhằm buộc nước này ngồi vào bàn đàm phán.